Tin tức Tài Chính
Liên kết website
Tỷ giá
Nguồn

Số lượt truy cập
0002621

Văn bản pháp luật về thẩm định giá

Nghị định 170/2003/NĐ-CP

Nghị định số 170/2003/NĐCP ngày 25/12/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều pháp lệnh giá
 

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 170/2003/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2003

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 170/2003/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2003 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH GIÁ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26 tháng 4 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; danh mục tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá; hiệp thương giá; thẩm định giá; kiểm soát giá độc quyền; thẩm quyền định giá và quản lý giá.

Điều 2. Danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá

1. Danh mục hàng hoá thực hiện bình ổn giá theo Điều 6 Pháp lệnh Giá bao gồm: xăng, dầu, khí hoá lỏng, xi măng, sắt thép, phân bón, lúa, gạo, cà phê, bông hạt và bông xơ, mía cây nguyên liệu, muối; một số loại thuốc phòng, chữa bệnh cho người dịch vụ theo quy định của pháp luật.

2. Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá quy định tại khoản 1 Điều này tùy theo từng thời kỳ và khi giá cả thị trường có biến động bất thường.

Điều 3. Thẩm quyền quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn Repliche Orologi giá đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá trong trường hợp giá cả thị trường có biến động bất thường xảy ra trong cả nước hoặc trong từng vùng, khu vực mà giá những hàng hoá, dịch vụ này biến động sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Những biện pháp đó là:

a) Điều chỉnh cung cầu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá giữa các vùng, các địa phương trong nước;

b) Mua vào, bán ra hàng hóa dự trữ quốc gia;

c) Kiểm soát hàng hoá tồn kho khi có dấu hiệu đầu cơ;

d) Sử dụng các công cụ tài chính, tiền tệ khi cần thiết.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong trường hợp giá cả thị trường có biến động bất thường xảy ra trong cả nước hoặc trong từng vùng, khu vực đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá mà giá những hàng hoá, dịch vụ này biến động sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc trong từng vùng, khu vực. Những biện pháp đó là:

a) Quy định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá;

b) Kiểm soát các yếu tố hình thành giá khi có dấu hiệu liên kết độc quyền về giá hoặc đầu cơ nâng giá.

3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong trường hợp giá cả thị trường biến động bất thường xảy ra tại địa phương đối với giá hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá mà giá những hàng hoá, dịch vụ này biến động sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Những biện pháp đó là:

a) Điều chỉnh cung cầu hàng hoá bảo đảm sản xuất, tiêu dùng tại địa phương;

b) Áp dụng các biện pháp tài chính, tiền tệ khi cần thiết để bình ổn giá hàng hoá, dịch vụ theo thẩm quyền quản lý và sử dụng ngân sách địa phương.

4. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ cụ thể mà Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các biện pháp đó.

Điều 4. Thời hạn áp dụng các biện pháp bình ổn giá

1. Thời hạn áp dụng các biện pháp bình ổn giá do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố chỉ có hiệu lực thi hành trong thời gian giá cả thị trường có biến động bất thường.

2. Khi tình hình giá cả thị trường trở lại bình thường, cơ quan có thẩm quyền quyết định và công bố áp dụng biện pháp bình ổn giá công bố chấm dứt thời hạn áp dụng các biện pháp bình ổn giá đó.

Điều 5. Thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp bình ổn giá

1. Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và công bố thi hành các biện pháp bình ổn giá trong trường hợp giá thị trường có biến động bất thường xảy ra trong cả nước hoặc trong vùng, khu vực.

2. Cục Quản lý giá trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định và công bố thi hành các biện pháp bình ổn giá thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính trong trường hợp giá cả thị trường có biến động bất thường xảy ra trong cả nước hoặc trong vùng, khu vực.

3. Sở Tài chính trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố thi hành các biện pháp bình ổn giá trong trường hợp giá thị trường có biến động bất thường xảy ra tại địa phương.

4. Nội dung trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các biện pháp bình ổn giá bao gồm:

a) Tình hình và nguyên nhân biến động giá thị trường của hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá;

b) Những biện pháp để bình ổn giá hàng hoá, dịch vụ và thời hạn áp dụng các biện pháp bình ổn giá;

c) Điều kiện để thực hiện các biện pháp bình ổn giá;

d) Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá.

Điều 6. Trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết định về các biện pháp bình ổn giá của cơ quan có thẩm quyền

1. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng các biện pháp bình ổn giá.

2. Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá đã được quy định trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

3. Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức thực hiện quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về việc áp dụng các biện pháp bình ổn giá; các Sở quản lý ngành, lĩnh vực và Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá được ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.

4. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá có liên quan đã được quy định trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 7. Tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá rolex replica horloges

1. Tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá theo khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh Giá bao gồm:

a) Đất đai theo quy định của Luật Đất đai;

b) Mặt nước, tài nguyên quan trọng theo quy định của pháp luật;

c) Tài sản của Nhà nước được bán, cho thuê không qua hình thức đấu thầu, đấu giá:

Nhà thuộc sở hữu nhà nước cho thuê hoặc bán;

Hàng hóa dự trữ quốc gia;

Tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;

Hàng hoá, dịch vụ được sản xuất theo đặt hàng của Nhà nước.

d) Hàng hoá, dịch vụ Nhà nước độc quyền:

Điện;

Dịch vụ vận chuyển hành khách bằng máy bay tuyến đường chuẩn trong nước;

Dịch vụ bưu chính, viễn thông: thư thường trong nước có khối lượng đến 20 gram, thuê bao điện thoại và liên lạc điện thoại nội hạt tại nhà thuê bao, điện thoại đường dài trong nước và quốc tế; thuê kênh viễn thông quốc tế liên tỉnh nội hạt và các dịch vụ bưu chính, viễn thông khác do Thủ tướng Chính phủ quy định theo Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông.

đ) Hàng hoá, dịch vụ quan trọng đối với quốc kế dân sinh:

Xăng, dầu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

Nước sạch cho sinh hoạt;

Vận chuyển hành khách bằng xe buýt trong thành phố, thị xã, khu công nghiệp;

Một số loại thuốc thiết yếu phòng và chữa bệnh cho người;

Hàng hoá được trợ giá, trợ cước vận chuyển;

Báo Nhân dân, báo cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Trường hợp cần điều chỉnh danh mục tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định tại khoản 1 Điều này thì Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 8. Thẩm quyền định giá

1. Thẩm quyền định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá được quy định như sau:

a) Chính phủ quyết định:

Khung giá đất;

Khung giá cho thuê mặt nước;

Khung giá hoặc giá chuẩn nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để bán, cho thuê;

b) Thủ tướng Chính phủ quyết định:

Giá bán hoặc giá cho thuê tài sản của Nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng không qua hình thức đấu thầu, đấu giá;

Giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho thuê hoặc bán cho các đối tượng tái định cư, đối tượng chính sách;

Giá chuẩn bán điện;

Giá cước hoặc khung giá cước dịch vụ vận chuyển thư thường trong nước có khối lượng đến 20 gram; giá cước hoặc khung giá cước thuê bao điện thoại và liên lạc điện thoại nội hạt tại nhà thuê bao;

Giá bán báo Nhân dân.

c) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định:

Giá bán hoặc giá cho thuê tài sản của Nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng không qua hình thức đấu thầu, đấu giá theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ;

Giá hàng hóa dự trữ quốc gia và hàng hoá, dịch vụ sản xuất theo đặt hàng của Nhà nước không qua hình thức đấu thầu, đấu giá;

Giá cước vận chuyển hành khách bằng máy bay tuyến đường chuẩn trong nước;

Giá xăng, dầu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

Khung giá nước sạch cho sinh hoạt;

Căn cứ vào khung giá đất của Chính phủ để hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá các loại đất;

Căn cứ vào khung giá cho thuê mặt nước của Chính phủ để hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá cho thuê mặt nước;

Khung giá bán lẻ một số loại thuốc thiết yếu phòng và chữa bệnh cho người.

d) Bộ trưởng Bộ Công nghiệp căn cứ vào giá chuẩn bán điện của Thủ tướng Chính phủ để quyết định giá bán điện cụ thể cho đối tượng tiêu dùng trong mạng lưới quốc gia;

đ) Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông quyết định: khung giá cước điện thoại đường dài trong nước và quốc tế; khung giá cước thuê kênh viễn thông quốc tế, liên tỉnh nội tỉnh, nội hạt; khung giá các dịch vụ bưu chính, viễn thông khác do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

e) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định:

Giá cước vận chuyển hành khách bằng xe buýt trong thành phố, thị xã, khu công nghiệp;

Giá bán báo của cơ quan Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ vào khung giá hoặc giá chuẩn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, các Bộ để quyết định giá những tài sản, hàng hoá, dịch vụ sau đây áp dụng tại địa phương:

+ Giá các loại đất;

+ Giá cho thuê mặt nước;

+ Giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho các đối tượng tái định cư, đối tượng chính sách; giá bán hoặc cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước để làm việc hoặc sử dụng vào mục đích khác;

+ Giá bán điện đối với nguồn điện do địa phương quản lý không thuộc mạng lưới điện quốc gia;

+ Mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ ngân sách địa phương và trung ương; mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hoá được trợ giá, trợ cước vận chuyển;

+ Giá nước sạch cho sinh hoạt;

+ Giá hàng hoá, dịch vụ sản xuất theo đặt hàng của Nhà nước thuộc ngân sách địa phương không qua hình thức đấu thầu, đấu giá;

2. Trường hợp thay đổi thẩm quyền định giá quy định tại khoản 1 Điều này thì Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 9. Điều chỉnh mức giá do Nhà nước định giá

1. Khi các yếu tố hình thành giá trong nước và giá thế giới có biến động ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá quy định tại Điều 8 Nghị định này phải kịp thời điều chỉnh giá. Trường hợp không điều chỉnh giá thì áp dụng các biện pháp tài chính, tiền tệ và các biện pháp cần thiết khác để bảo đảm cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoạt động được bình thường và bảo đảm lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

2. Tổ chức, cá nhân có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá tại Điều 8 Nghị định này điều chỉnh mức giá theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá khi kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá thì phải nêu rõ lý do và cơ sở xác định mức giá đề nghị điều chỉnh.

3. Chậm nhất là 15 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày nhận được kiến nghị của tổ chức, cá nhân thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá phải xem xét, điều chỉnh giá trong thời hạn quy định tại Điều 10 Nghị định này; trường hợp không chấp nhận kiến nghị điều chỉnh giá thì phải trả lời cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản.

Điều 10. Trình tự, thời hạn quyết định giá

1. Trình, thẩm định và lấy ý kiến về nội dung phương án giá

a) Phương án giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trình, sau khi có ý kiến của các Bộ có liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Tài chính.

b) Phương án giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Bộ trưởng Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở ý kiến của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực liên quan.

c) Phương án giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Bộ trưởng các Bộ do Bộ trưởng quy định thủ tục trình, thẩm định và quyết định giá.

d) Phương án giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh do Sở quản lý ngành, lĩnh vực trình, sau khi có ý kiến của các cơ quan có liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.

2. Thời hạn thẩm định phương án giá và thời hạn quyết định giá

a) Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thẩm định phương án giá quy định tại khoản 1 Điều này phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản về nội dung phương án giá chậm nhất là 07 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá theo quy định của Bộ Tài chính.

b) Kể từ ngày nhận được phương án giá đã có ý kiến của cơ quan có liên quan và văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền, thời hạn quyết định giá (tính theo ngày làm việc) của các cấp được quy định như sau:

- Đối với Thủ tướng Chính phủ tối đa không quá 15 ngày;

- Đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh tối đa không quá 10 ngày.

c) Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian thẩm định phương án giá, quyết định giá thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thẩm định phương án giá và cơ quan có thẩm quyền quyết định giá phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho cơ quan trình phương án giá biết; thời gian kéo dài không quá 15 ngày.

3. Bộ Tài chính quy định Quy chế tính giá; hồ sơ phương án giá và nội dung phương án giá.

Điều 11. Điều kiện tổ chức hiệp thương giá

Bộ Tài chính, Sở Tài chính tổ chức hiệp thương giá khi có đủ hai điều kiện sau đây:

1. Theo đề nghị của một trong hai bên mua, bán khi các bên này không thoả thuận được giá mua, giá bán để ký hợp đồng hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Phải là hàng hoá, dịch vụ quan trọng có tính chất độc quyền mua, độc quyền bán không thuộc phạm vi định giá tại Điều 7 Nghị định này. Hàng hoá, dịch vụ quan trọng có tính chất độc quyền mua, độc quyền bán là hàng hoá, dịch vụ độc quyền được sản xuất ra trong điều kiện sản xuất, kinh doanh đặc thù mà trong quan hệ mua, bán các bên phụ thuộc lẫn nhau không thể thay thế được, không có cạnh tranh trên thị trường.

Điều 12. Cơ quan tổ chức hiệp thương giá

1. Bộ Tài chính tổ chức hiệp thương giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ hoặc theo đề nghị của bên mua, bên bán hoặc một trong hai bên mua, bán những hàng hoá, dịch vụ quan trọng có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của nhiều ngành, của cả nước.

2. Sở Tài chính tổ chức hiệp thương giá theo yêu cầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc theo đề nghị của bên mua, bán hoặc một trong hai bên mua, bán mà cả hai bên mua bán này có trụ sở đặt tại địa phương, kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ quan trọng có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

3. Bộ Tài chính quy định hồ sơ và thủ tục hiệp thương giá.

Điều 13. Kết quả hiệp thương giá

1. Kết quả hiệp thương giá được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh Giá.

2. Quyết định giá tạm thời trong hiệp thương giá theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Pháp lệnh Giá có hiệu lực thi hành tối đa là 6 tháng. Trong thời gian thi hành quyết định giá tạm thời các bên tiếp tục trao đổi để thoả thuận giá mua, giá bán, hết thời hạn này nếu bên mua, bên bán không thoả thuận được giá mua, giá bán và có đề nghị thì Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính sẽ tổ chức hiệp thương giá theo Điều 11 Nghị định này.

Điều 14. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam

1. Hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam phải theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và tiêu chuẩn hướng dẫn thẩm định giá quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.

2. Bộ Tài chính ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

Điều 15. Tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá

1. Tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá bao gồm:

a) Tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;

b) Tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;

c) Tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác; replika rolex

d) Tài sản khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật phải thẩm định giá.

2. Tài sản của Nhà nước tại khoản 1 Điều này có giá trị dưới đây phải thẩm định giá:

a) Có giá trị đơn chiếc từ 100 triệu đồng trở lên hoặc mua một lần cùng một loại tài sản với số lượng lớn có tổng giá trị từ 100 triệu đồng trở lên đối với tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;

b) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;

c) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hoá, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác;

d) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với các tài sản khác của Nhà nước.

3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài sản quy định tại khoản 1 Điều này (nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá bao gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn vay tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn khác thuộc nguồn ngân sách) nếu không qua đấu thầu và qua Hội đồng xác định giá thì phải thực hiện thẩm định giá.

4. Tài sản của nhà nước phải thẩm định giá quy định tại Điều 13 Pháp lệnh Giá đã qua đấu thầu hoặc qua Hội đồng xác định giá được thành lập theo quy định của pháp luật thì không nhất thiết phải thẩm định giá; việc thẩm định giá các tài sản hình thành từ nguồn vốn khác thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.

Điều 16. Thành lập doanh nghiệp thẩm định giá

1. Doanh nghiệp thẩm định giá được tổ chức theo hình thức doanh nghiệp nhà nước, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập khi có từ ba Thẩm định viên về giá trở lên đối với công ty hợp danh thì tất cả thành viên hợp danh phải là thẩm định viên về giá và có cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm cho hoạt động thẩm định giá.

3. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 17. Tiêu chuẩn Thẩm định viên về giá

1. Người được công nhận là Thẩm định viên về giá phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Là công dân Việt Nam;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá;

c) Có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành về thẩm định giá do trường đại học, cao đẳng hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp. Người đã có bằng tốt nghiệp đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành thẩm định giá thì không cần phải có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành về thẩm định giá;

d) Có thời gian làm việc liên tục từ 3 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và các tổ chức khác.

2. Người có đủ các điều kiện quy định tại Điều 16 Pháp lệnh Giá và các quy định cụ thể tại Điều này mà không có tiền án, tiền sự thì được Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét cấp thẻ Thẩm định viên về giá.

3. Bộ Tài chính ban hành quy chế cấp, sử dụng và quản lý thẻ Thẩm định viên về giá.

Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá

1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện theo Điều 18 Pháp lệnh Giá.

2. Việc bồi thường thiệt hại do thẩm định giá không đúng gây ra được thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng giữa doanh nghiệp thẩm định giá với cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khi sử dụng kết quả thẩm định giá

Cơ quan, tổ chức sử dụng kết quả thẩm định giá tài sản quy định tại Điều 13 Pháp lệnh Giá phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình khi mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cổ phần hoá, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác tài sản của nhà nước.

Điều 20. Liên kết độc quyền về giá

1. Liên kết độc quyền về giá là thỏa thuận giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh ấn định một mức giá để chiếm lĩnh thị trường vượt quá thị phần theo quy định của pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.

2. Tổ chức, cá nhân có một hoặc các hành vi sau đây thì bị xem xét xác định là liên kết độc quyền về giá:

a) Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân ấn định giá, khống chế giá, thay đổi giá bán hàng hoá, dịch vụ nhằm hạn chế cạnh tranh, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác hoặc của người tiêu dùng;

b) Tại một thời điểm, một số tổ chức, cá nhân có hiện tượng đột ngột cùng bán thống nhất một giá với một loại hàng hoá, dịch vụ (giống nhau hoặc tương tự);

c) Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân tạo sự khan hiếm hàng hoá bằng cách hạn chế sản xuất, phân phối, vận chuyển, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phá hủy, làm hư hỏng hàng hoá; lợi dụng đầu cơ tăng giá;

d) Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân thực hiện các điều kiện bán hàng, mua hàng, cung ứng dịch vụ sau bán hàng gây ảnh hưởng đến mức giá hàng hoá, dịch vụ;

đ) Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân thay đổi giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ để triệt tiêu hoặc ép buộc các doanh nghiệp khác liên kết với mình hoặc trở thành chi nhánh của mình.

Điều 21. Điều tra, kiểm soát, xử lý giá độc quyền và liên kết độc quyền về giá

1. Điều tra giá độc quyền và liên kết độc quyền về giá:

a) Khi giá hàng hoá, dịch vụ biến động bất thường có dấu hiệu do độc quyền hoặc liên kết để độc quyền gây ra, trong trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá được quyền điều tra chi phí sản xuất, lưu thông, giá hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ độc quyền và liên kết độc quyền về giá;

b) Bộ Tài chính, Sở Tài chính điều tra kiểm soát giá độc quyền và liên kết độc quyền về giá khi:

Có đơn tố cáo của tổ chức đại diện cho ngành sản xuất hoặc người tiêu dùng;

Có dấu hiệu lợi đụng độc quyền và liên kết độc quyền về giá khi cơ quan nhà nước phát hiện.

2. Nội dung điều tra.

Điều tra chi phí sản xuất, lưu thông, giá hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ độc quyền và liên kết độc quyền về giá.

3. Thủ tục điều tra được tiến hành như sau:

a) Ra quyết định điều tra và gửi đến tổ chức, cá nhân có hành vi độc quyền và liên kết độc quyền về giá;

b) Có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp các tài liệu sau:

Phương án tính giá hàng hoá, dịch vụ và mức giá hàng hoá, dịch vụ;

Tình hình lưu chuyển hàng hoá (tồn kho đầu năm, đầu quý, đầu tháng; nhập và xuất trong năm, trong quý, trong tháng; tồn kho cuối năm, cuối quý, cuối tháng) và cung ứng dịch vụ;

Báo cáo tài chính năm;

Tài liệu khác liên quan đến nội dung điều tra.

4. Thời hạn điều tra:

a) Thời gian một lần điều tra tối đa là 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định điều tra. Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian điều tra thì Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho tổ chức, cá nhân có liên quan; thời hạn điều tra kéo dài không quá 15 ngày, kể từ ngày kết thúc điều tra lần đầu;

b) Trong thời hạn tối đa là 10 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày kết thúc điều tra, Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính có trách nhiệm ban hành và gửi văn bản thông báo kết luận điều tra đến tổ chức, cá nhân và các cơ quan liên quan.

5. Căn cứ kết quả điều tra, Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính xử lý theo thẩm quyền và tuỳ theo mức độ vi phạm có thể xử lý theo một trong các hình thức sau:

a) Đình chỉ việc thực hiện giá hàng hoá, dịch vụ do tổ chức, cá nhân độc quyền, liên kết độc quyền về giá quyết định;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân độc quyền liên kết độc quyền phải mua, bán theo đúng giá mua, giá bán trước khi liên kết độc quyền về giá;

c) Xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật;

d) Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu phạm tội thì Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khi nhận được yêu cầu kiểm soát giá độc quyền

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khi nhận được yêu cầu kiểm soát giá độc quyền và liên kết độc quyền về giá có trách nhiệm cung cấp đầy đủ chính xác, kịp thời số liệu, tài liệu có liên quan theo quy định tại Điều 21 Nghị định này cho Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính khi nhận được yêu cầu điều tra.

2. Thời hạn cung cấp báo cáo là 07 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày nhận được yêu cầu điều tra của Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính.

Điều 23. Thẩm quyền quản lý nhà nước về giá của Bộ Tài chính

1. Trình Chính phủ chính sách và các biện pháp về giá.

2. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giá.

3. Tổ chức chỉ đạo hướng dẫn thực hiện chính sách, biện pháp về giá và các quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

4. Quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá theo thẩm quyền quy định tại Điều 8 Nghị định này.

5. Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giá: kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về giá theo thẩm quyền.

6. Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về giá quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 31 Pháp lệnh Giá và nội dung khác thuộc lĩnh vực giá theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.

Điều 24. Thẩm quyền quản lý nhà nước về giá của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Trình Chính phủ chính sách và các biện pháp về giá hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

2. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.

3. Tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách, biện pháp giá và các quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

4. Quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá theo thẩm quyền quy định tại Điều 8 Nghị định này.

5. Kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về giá thuộc ngành mình.

Điều 25. Thẩm quyền quản lý nhà nước về giá của ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.

2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách, biện pháp giá và các quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

3. Quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá theo thẩm quyền quy định tại Điều 8 Nghị định này.

4. Kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về giá tại địa phương; xử lý vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.

Điều 26. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Bãi bỏ Quyết định số 137/HĐBT ngày 27 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng về quản lý giá. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

Điều 27. Trách nhiệm thi hành Nghị định

1. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 



Download tài liệu
Hỗ trợ khách hàng replica watches

Hotline: 0983345216

Đối tác
Thời tiết
Click for Hanoi, Viet Nam Forecast
Click for Ho Chi Minh, Viet Nam Forecast